Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

suy niệm

Suy niệm:
Ghế tượng trưng cho chức vụ và chức vị.
Chính vì thế bình thường người ta ai cũng thích ghế.
Ghế trong tôn giáo cũng như ghế ngoài đời.
Tìm cách có ghế, giữ ghế hay tìm cách lên một ghế cao hơn,
đó vẫn là điều khiến nhiều người vất vả,
và đó cũng là điều khiến thế giới loạn lạc và xung đột.
Bài Tin Mừng kể cho chúng ta chuyện tranh cãi giữa nhóm Mười Hai.
Vẫn là chuyện những cái ghế.
Quan trọng nhất là hai ghế nằm hai bên tả hữu của Thầy
khi Thầy vào vinh quang trong Nước Thiên Chúa.
Chỉ tiếc là chuyện tranh cãi này lại xảy ra ngay sau khi
Thầy Giêsu tâm sự riêng với các môn đệ về cuộc Khổ Nạn của mình.
Chẳng rõ có phải Gioan và Giacôbê đã nhờ mẹ mình xin giùm không.
Từ chối lời xin ngây thơ của một người mẹ thương con là điều không dễ.
Thầy Giêsu có bực mình không khi phải chịu một áp lực như thế?
“Các người không biết các người xin gì!”

Điều các người xin xa lạ với con đường Thầy sắp đi.
Điều các người mơ ước lại là điều Thầy sắp phải quyết liệt từ bỏ:
quyền lực, tiếng tăm, vinh dự…
“Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?”
Như thế Thầy Giêsu thách đố nhóm Mười Hai
về khả năng chia sẻ cuộc Khổ Nạn với Ngài,
khả năng dám uống chung một chén đắng mà Ngài sắp uống.
Chỉ những ai dám cùng chịu đau khổ mới được chung phần vinh quang.
Chẳng rõ các môn đệ có lường được cái giá phải trả không,
nhưng họ đã vội trả lời là uống nổi.
Thầy Giêsu xác nhận chọn lựa của họ,
nhưng Ngài lại không hứa cho họ ngồi hai bên tả hữu của mình,
đơn giản là vì điều đó thuộc quyền của Cha.
Chuyện tranh cãi giữa các môn đệ là cơ hội để Thầy Giêsu vạch ra
cách hành xử cho những nhà lãnh đạo tương lai của Giáo Hội.
Chắc chắn nó khác với lối lãnh đạo ngoài đời,
khi người ta dùng quyền uy để thống trị và làm bá chủ (c. 25).
“Giữa anh em thì không được như vậy,” anh em không được theo thói đời.
Thầy Giêsu dạy các môn đệ điều ngược đời:
kẻ làm lớn, làm đầu phải làm đầy tớ phục vụ cho anh em mình (cc. 26-27).
Tấm gương lớn nhất là tấm gương Thầy phục vụ (c. 28).
Cuộc Khổ nạn sắp đến là việc phục vụ khiêm hạ nhất của Thầy.
Lần đầu tiên Đức Giêsu cho biết ý nghĩa cái chết sắp đến của mình,
cái chết như giá chuộc để cứu độ muôn người (c. 28).
Mười môn đệ khác có còn ghen tức hai anh em con ông Dêbêđê nữa không
nếu họ biết rằng ngồi ghế cao chính là để thấy rõ mà dễ phục vụ hơn?

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

lễ chúa hiển dung

Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cầu nguyện. Và đang khi cầu nguyện, diện mạo Người biến đổi khác thường và áo Người trở nên trắng tinh sáng láng. Bỗng có hai vị đàm đạo với Người, đó là Môsê và Êlia, hiện đến uy nghi, và nói về sự chết của Người sẽ thực hiện tại Giêrusalem. Phêrô và hai bạn ông đang ngủ mê, chợt tỉnh dậy, thấy vinh quang của Chúa và hai vị đang đứng với Người. Lúc hai vị từ biệt Chúa, Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm; chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia". Khi nói thế, Phêrô không rõ mình nói gì. Lúc ông còn đang nói, thì một đám mây bao phủ các Ngài và thấy các ngài biến vào trong đám mây, các môn đệ đều kinh hoàng. Bấy giờ từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người". Và khi tiếng đang phán ra, thì chỉ thấy còn mình Chúa Giêsu. Suốt thời gian đó, các môn đệ giữ kín không nói với ai những điều mình đã chứng kiến. (Lc 9, 28b-36).

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=9056

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

http://conggiao.info/news/810/13901/nghi-thuc-va-thu-tuc-cua-mat-nghi-bau-tan-giao-hoang.aspx

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Một số ứng cử viên Giáo hoàng

Sau khi Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đột ngột từ nhiệm, người ta chỉ chính thức biết được vị tân Giáo hoàng khi có làn khói trắng bay lên ở nóc vòm phòng Mật nghị của Toà Thánh Vatican vào tháng 3.
cardinals.jpg

>> Đức Thánh Cha Biển Đức 16 tuyên bố từ chức 
>> Đức Thánh Cha giải thích về việc ngài từ nhiệm 
>> Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cuối cùng trong tư cách là Giáo Hoàng
Hiện nay, theo The College of Cardinals, con số các ứng cử viên Giáo hoàng không thiếu, nhưng không ai có thể nổi lên như gương mặt nổi trội nhất.

Tuy nhiên, người ta vẫn cho là có thể vị tân Giáo hoàng sẽ là một trong các vị Hồng y sau đây:

1. Đức Hồng y (ĐHY) Angelo Scola, 71 tuổi, thuộc Giáo phận Milan của Ý, vốn là nơi sản sinh ra nhiều Giáo hoàng trong quá khứ, người tranh đấu cho người di dân không mệt mỏi.

2. ĐHY Marc Ouellet, 68 tuổi, thuộc Giáo phận Quebec của Canada, nói thông thạo 6 ngoại ngữ, có quan hệ gắn bó với Châu Mỹ Latinh và Nam Mỹ.

3. ĐHY Leonardo Sandri, 69 tuổi, nhân vật số 2 của Bộ Ngoại giao của Vatican từ thời Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II.

4. ĐHY Gianfranco Ravasi, 70 tuổi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hoá, rất nổi tiếng trên TV và radio.

5. ĐHY Angelo Bagnasco, 70 tuổi, thuộc Giáo phận Genoa của Ý, xuất thân là con của một người thợ làm bánh mì.

6. ĐHY Peter Turkson, 64 tuổi, người Ghana, vị Hồng y đầu tiên của Châu Phi, rất năng động nhưng có khuynh hướng ôn hoà.

7. ĐHY Odilo Scherer, 63 tuổi của Giáo phận đông đảo Sao Paulo.

8. ĐHY Timothy Dolan, 63 tuổi, thuộc Giáo phận New York của Hoa Kỳ, theo khuynh hướng bảo thủ. 

(Đào Nguyên, emty 17-02-2013/ NBC News)

Tin Mừng

Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cầu nguyện. Và đang khi cầu nguyện, diện mạo Người biến đổi khác thường và áo Người trở nên trắng tinh sáng láng. Bỗng có hai vị đàm đạo với Người, đó là Môsê và Êlia, hiện đến uy nghi, và nói về sự chết của Người sẽ thực hiện tại Giêrusalem. Phêrô và hai bạn ông đang ngủ mê, chợt tỉnh dậy, thấy vinh quang của Chúa và hai vị đang đứng với Người. Lúc hai vị từ biệt Chúa, Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm; chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia". Khi nói thế, Phêrô không rõ mình nói gì. Lúc ông còn đang nói, thì một đám mây bao phủ các Ngài và thấy các ngài biến vào trong đám mây, các môn đệ đều kinh hoàng. Bấy giờ từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người". Và khi tiếng đang phán ra, thì chỉ thấy còn mình Chúa Giêsu. Suốt thời gian đó, các môn đệ giữ kín không nói với ai những điều mình đã chứng kiến. (Lc 9, 28b-36).

suy niệm


Suy niệm:
Khi đọc chuyện ông Giôna người Galilê, ai cũng nhớ ông đã bị cá nuốt ba ngày.
Sau đó ông lại được cá khạc ra trên đất liền mà vẫn còn sống.
Nhưng điều đáng nhớ hơn là sau kinh nghiệm đó Giôna đã biết vâng phục Chúa.
Ông chấp nhận đi giảng cho dân Ninivê, một dân ngoại ở vùng là Irắc bây giờ.
Thật không ngờ, lời rao giảng của ông đã kéo cả nước vào một cuộc hoán cải,
Từ vua đến dân, thậm chí cả súc vật, đều ăn chay, sám hối việc mình làm.
Thái độ của họ đã làm Đức Chúa đổi ý, không đoán phạt nữa.
Đức Chúa không muốn trừng phạt, Ngài chỉ mong con người sám hối.
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy nỗi buồn của Đức Giêsu
khi dân chúng đòi dấu lạ, dù họ đã thấy nhiều phép lạ của Ngài.
Dấu lạ ở đây phải hiểu là một điềm báo hoành tráng từ trời
để chứng thực về con người và sứ mạng của Ngài.
Khi bị cám dỗ trong hoang địa, Ngài đã không nhảy xuống từ nóc Đền thờ.
Ngài không muốn mua lòng tin của con người bằng một cử chỉ ngoạn mục.
Bây giờ Ngài cũng dứt khoát từ chối:
“Họ sẽ không được ban một dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giôna”.
Dấu lạ ông Giôna không phải là chuyện ông bị cá nuốt mà còn sống.
Dấu lạ là chính con người của ông với việc rao giảng của ông.
Dân Ninivê đã sám hối khi nghe Giôna giảng,
nhưng thế hệ đương thời với Đức Giêsu đã từ khước Ngài.
Họ là một thế hệ gian ác (c. 29) vì không chịu sám hối.
“Đây còn hơn Giôna, đây còn hơn Salômôn” (cc. 31-32).
Đức Giêsu đã không thành công bằng hai ông này.
dù lời giảng của Ngài còn khôn ngoan hơn lời của vua Salômôn
và thuyết phục hơn lời giảng của ngôn sứ Giôna.
Dân Ninivê và nữ hoàng Shêba sẽ kết án thế hệ này vì sự cứng cỏi của họ.
Mùa Chay là thời gian đọc lại những chuyện lạ Chúa đã làm cho đời mình.
Có những chuyện bề ngoài tưởng là chuyện tự nhiên hay ngẫu nhiên.
Chỉ ai biết nhìn mới thấy lạ.
Có khi chúng ta vẫn thèm Chúa làm một cái gì đó thật kinh khủng
để ta mạnh mẽ đổi đời và từ bỏ hoàn toàn nếp sống cũ.
Làm sao để lòng sám hối đến từ việc nhận ra những chuyện nhỏ bé
mà Chúa vẫn làm cho ta mỗi ngày nhiều lần?

lời chúa


Con Người sẽ là một dấu lạ (20.2.2013 – Thứ tư Tuần 1 Mùa Chay)

Lời Chúa: Lc 11, 29-32

Khi ấy, thấy đám đông tụ họp đông đảo, Ðức Giêsu bắt đầu nói: “Thế hệ này là một thế hệ gian ác; họ xin dấu lạ. Họ sẽ không được ban một dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giôna. Quả thật, ông Giôna đã là một dấu lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy. Trong cuộc Phán Xét, nữ hoàng phương Nam sẽ đứng lên cùng với những người của thế hệ này và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Salômôn; mà đây thì còn hơn vua Salômon nữa. Trong cuộc Phán Xét, dân thành Nivivê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giôna rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Giôna nữa.”


 

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

con đường chúa đã đi qua



Thập giá là dụng cụ nhục hình dành cho các tội nhân thời đó. Thập giá là biểu tượng của sự thử thách, của nỗi khổ đau. Trong cuộc sống, dù muốn dù không, chúng ta vẫn gặp và chịu đựng nhiều thứ trái ý. Thật vậy, bị áp bức hoặc không làm gì được người kia thì đành phải chịu thua. Đó là "bị" vác thập giá, bị nhục nhã. Người Việt có câu: "Một sự nhịn, chín sự lành". Nhưng người ta thường "nói đùa" là "một sự nhịn, chín sự... nhục".

Tuy nhiên, Thập giá cũng chính là dụng cụ nhục hình mà Chúa Kitô đã chịu đóng đinh vào, và Ngài đã chết trên đó để cứu chuộc nhân lọai. Ngài đã bị nhục nhã ê chề, vì hình phạt đóng đinh vào Thập giá chỉ dành cho những tên tội phạm "khét tiếng". Không chỉ là bị đóng đinh vào Thập giá mà Ngài còn bị lột trần. Vô cùng nhục nhã. Thậm chí các môn đệ chí thiết cũng tìm cách rời xa Ngài vì sợ bị liên lụy. Chúa Giêsu đã bị liệt ngang hàng với cỡ tội phạm nguy hiểm như Baraba hoặc Osama bin Laden. Có lẽ không còn sự nhục nhã nào hơn nữa!


Lạy Thiên Chúa Cha hằng có đời đời, xin Cha nhận lấy Máu châu báu Chúa Giêsu Kitô, Con Một của Cha, đã đổ ra trong cuộc Thương Khó.

Xin vì các thương tích, vì Đầu đã đội mão gai, vì Trái Tim và công nghiệp rất thánh của Người, mà tha thứ và cứu rỗi loài người chúng con.

Con xin kính cẩn và hết lòng mến yêu thờ lạy Máu Thánh Chúa cứu chuộc con, để đền tạ vì những tội lỗi mà loài người đã xúc phạm đến Chúa. . . Amen!
Lạy Thiên Chúa Cha hằng có đời đời, xin Cha nhận lấy Máu châu báu Chúa Giêsu Kitô, Con Một của Cha, đã đổ ra trong cuộc Thương Khó.            Xin vì các thương tích, vì Đầu đã đội mão gai, vì Trái Tim và công nghiệp rất thánh của Người, mà tha thứ và cứu rỗi loài người chúng con.       Con xin kính cẩn và hết lòng mến yêu thờ lạy Máu Thánh Chúa cứu chuộc con, để đền tạ vì những tội lỗi mà loài người đã xúc phạm đến Chúa. . . Amen!

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Đức Thánh Cha giải thích về việc ngài từ nhiệm

Đức Thánh Cha giải thích về việc ngài từ nhiệmVATICAN. ĐTC Biển Đức 16 cho biết ngài từ nhiệm trong tự do hoàn toàn vì lòng yêu mến Giáo Hội.
PopeBenedictXVI-13Feb2013-3.jpg

>> 
Đức Thánh Cha Biển Đức 16 tuyên bố từ chức 

Ngỏ lời với các tín hữu vào đầu buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 13-2-2013 trước sự hiện diện của 8 ngàn người ngồi chật Đại thính đường Phaolô 6 ở Nội thành Vatican, ĐTC nói:

”Anh chị em thân mến, như anh chị em biết, tôi đã quyết định rời sứ vụ mà Chúa đã ủy thác cho tôi ngày 19 tháng 4 năm 2005. Tôi làm điều này trong sự tự do hoàn toàn vì lòng yêu mến Giáo Hội, sau khi đã cầu nguyện lâu dài và xét mình trước mặt Chúa, với ý thức rõ ràng về sự trầm trọng của hành vi ấy, nhưng tôi cũng biết mình không còn có thể thi hành sứ vụ Phêrô với sức lực mà sứ vụ này đòi hỏi. Tôi được nâng đỡ và soi sáng nhờ xác tín Giáo Hội là của Chúa Kitô, Đấng sẽ không bao giờ để cho Giáo Hội bị thiếu sự hướng dẫn và chăm sóc của Ngài. Tôi cám ơn tất cả anh chị em vì lòng yêu mến và kinh nguyện mà anh chị em đã tháp tùng tôi (vỗ tay). Tôi cảm thấy sức mạnh của lời cầu nguyện trong những ngày không dễ dàng này. Xin anh chị em hãy tiếp tục cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng và cho Giáo Hội”.

PopeBenedictXVI-13Feb2013-2.jpg

Tiết lộ của Đức Ông Georg Ratzinger
Việc ĐTC Biển Đức 16 quyết định từ nhiệm từ lúc 20 giờ ngày 28-2 tới đây tiếp tục được dư luận các giới và báo chí bàn tán. Đức Ông Georg Ratzinger, 89 tuổi, bào huynh của ĐTC cũng được báo chí phỏng vấn.

Đức ông cho biết ”Từ lâu tôi đã thấy ĐGH không còn đủ sức lực và xác tín để tiếp tục. Từ ít lâu nay, tôi đã biết chắc rằng việc quyết định từ nhiệm sẽ xảy đến trong cuộc đời của ngài và ngài sẽ biết đương đầu với vấn đề này”.

”Trong triều đại Giáo Hoàng của ngài, Đức Biển Đức 16 đã phải đương đầu với những công tác khó khăn và để giải quyết, ngài đã làm tất cả những gì có thể”.

Đức Ông Georg cho biết mình không tạo ra một ảnh hưởng nào trên quyết định từ chức của ĐGH và giải thích rằng ”Sức lực và xác tín không còn hiện diện nơi ngài đầy đủ để tiếp tục sứ vụ giáo huấn trên ngai tòa thánh Phêrô. Ít là ngài không còn nghị lực và cảm thức trách nhiệm mà ngài vẫn luôn coi là phải có và cần thiết.. Bác sĩ riêng của ngài đã nói rõ với ngài rằng từ nay ngài cần tránh những chuyến bay xuyên Đại tây dường, hoặc những cuộc di chuyển dài như vậy. Ngài không còn có thể thực hiện những chuyến đi như vậy”.

Đức Ông Ratzinger nói thêm rằng ”Trách nhiệm là của ngài và ngài tự quyết định một mình”.

Theo Đức Ông, việc ĐGH từ chức có những ”hậu quả tích cực và tiêu cực”, trong khi 8 năm giáo hoàng của ngài là ”một phúc lành cho Giáo Hội”.

Đức Ông Ratzinger cũng xác nhận ĐGH từ nhiệm sẽ ở trong nội thành Vatican trong một Đan viện với những cộng tác viên thân tín. ”Nay chúng tôi sẽ có nhiều giờ hơn với nhau. Những lần trước, thời gian luôn luôn bị hạn chế: luôn có những lễ nghi phải cử hành, và chúng tôi chỉ gặp nhau vào giờ cơm và ban tối. Ngài luôn bận rộn. Trong kỳ nghỉ hè, từ nay sẽ đơn giản hơn. Dầu sao thì khi tôi ở Regensburg và ngài ở Roma, chúng tôi thường xuyên nói chuyện với nhau qua điện thoại”.

Bào huynh của ĐGH cho biết là muốn đến Roma vào mùa hè tới và loại bỏ mọi giả thuyết về việc ĐGH sẽ trở lại miền Bavaria, vì - Đức Ông nói - ”căn nhà ở Pentling không còn thuộc về chúng tôi nữa, và giả sử còn thuộc chúng tôi, thì cũng không thể sống tại đó.. Tôi bước đi khó khăn và mắt kém.. Trí nhớ suy giảm, nhưng phần còn lại thì cũng còn được. Tôi mong ước là cả hai chúng tôi sẽ bớt gặp vấn đề về sức khỏe cho đến khi Chúa gọi chúng tôi về với Người”

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

tâm tình mùa chay

Trong những ngày sống tâm tình mùa Chay, mời các bạn cùng nghe lại một ca khúc ngắn do cha linh hướng diễn đàn GioitreConggiao.Org - Giuse Tuấn Việt, O.Carm - sáng tác và trình bày: "Xin nhắc con"

-----
Khi bóng tối giăng ngập lối, xin giúp con nhớ rằng: mặt trời vẫn mọc lên mỗi ngày.
Khi lòng con nhen nhúm thất vọng, xin nhắc con nhớ mình là người của niềm tin.
Khi tay con muốn vung lên bạo lực, Thầy ơi, xin dạy con bài học của thập giá.

Ngước trông về Chúa, ngắm nhìn Chúa, học từ Chúa con hiểu rõ phải làm sao
để sống an bình nhất, tươi đẹp nhất, chan hòa nhất, trọn vẹn nhất trong cuộc đời.
------

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Chúa Giê-su Chịu Cám Dỗ



Chúa Giê-su Chịu Cám Dỗ  Những cơn cám dỗ mà Đức Giêsu chịu là tiêu biểu cho những cám dỗ mà chính ai cũng có thể gặp. Cho nên cách Ngài chiến đấu với chúng và chiến thắng chúng cũng là gương mẫu cho mọi người noi theo. Thật tốt nếu ta vui vẻ để "Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa ". Đó là cơ hội sống động cho ta khám phá hoặc tái khám phá ra những cạm bẫy thường xuyên giăng dưới bước chân mà Đức Kitô đã gặp, cũng là những cạm bẫy trải dài suốt hành trình lịch sử đời ta... Ta hãy học cách vạch trần những cơn cám dỗ để khỏi bị lệch hướng xa đường giao ước, xa sứ mạng của mình. Những cạm bẫy của Thần Dữ tỏa ra hào quang duyên dáng và lôi cuốn, mời mọc tinh vi và đáng sợ, cộng với trí thông minh và sự kiên nhẫn của địch thủ. Đó là cơn cám dỗ dùng Lời Chúa với "mọi loại hình cám dỗ" phục vụ mọi ham thích của ta về của cải, về sự hiểu biết và quyền lực, cuốn ta vào đủ mọi thứ muốn thống trị, lòng ham thích sức mạnh và say mê quyền lực cùng các ngẫu tượng. Đó là những ham hố quá đáng đi tìm điều lạ lùng, làm lệch hướng những đòi hỏi khẩn cấp của Tin Mừng. Đó là cầu nguyện sốt sắng bên ngoài để phiền nhiễu Thiên Chúa, mong rút tỉa những  Ân thánh nhằm tránh khỏi những thử thách, khổ đau. Làm cách nào trả lời 3 cuộc cám dỗ tiêu biểu nếu không phải là 3 câu trả lời bằng ăn chay, cầu nguyện và chia sẻ.  Gặp gỡ Chúa để Lời chân lý và sự sống đổ đầy vào trái tim ta đồng thời khởi đi từ môi miệng ta. Giúp ta khước từ những phồn vinh muốn chôn vùi ta để khám phá tình liên đới, tình yêu thương hầu làm phát sinh và nuôi dường lòng quảng đại huynh đệ với hết mọi mọi người không phân biệt.  Cơn thử thách nào lớn nhất đối với tôi? Tôi chiến thắng! hay chiến bại? Tôi có nghĩ là đôi khi Chúa dùng cơn cám dỗ để thử xem tôi có thật lòng tin theo Chúa không? Làm sao tôi có thể chiến thắng? Bản thân Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách. Còn tôi, tôi có dám can đảm dựa vào Người để vượt qua những thử thách đang khỏa lấp tấm thân tôi hay là tôi cứ muốn chiều theo sở thích ham muốn tôn thờ những thứ khác thay chỗ Thiên Chúa, như tiền bạc, thú vui, danh vọng v.v. vì ham muốn của chúng chính là ham muốn cấp thiết của chính bản thân tôi bây giờ. Thay vì tìm, biết và vâng theo ý Chúa, chúng ta lại thường buộc Chúa phải làm theo ý mình, và khi đòi không được như thế thì giận hờn Thiên Chúa. Ma quỉ muốn sát hại, tàn bạo, ích kỷ và ghen ghét. Chúa Kitô muốn sự sống, nhân từ, quảng đại và yêu thương. Bạn tôn kính ai ? Người lành hay kẻ dữ ? Thiên Chúa hay satan ?-* Lạy Chúa, chúng con sẽ trưởng thành hơn sau mỗi lần chiến thắng, sẽ kinh nghiệm nhiều hơn sau mỗi cơn thử thách. Nhưng xin Chúa đừng để chúng con thất vọng sau mỗi lần vấp ng, đừng bao giờ để chúng con bỏ cuộc sau những lần thất bại. Xin cho chng con luơn tin tưởng chỗi dậy tiếp tục chiến đấu cho dù phải hy minh mạng sống, vì chính Cha Gisu đ sẵn lịng chịu chết để trung tín với Chúa Cha. Xin ban thêm sức mạnh để chúng con chiến thắng các cơn cám dỗ nhờ ăn chay và cầu nguyện.   Lạy Chúa Giê-su, Chúa biết rõ con chỉ là những thụ tạo mỏng giòn, lại phải sống lăn lộn giữa bao cạm bẫy của Xa-tan. Ma quỷ thì tinh ranh xảo quyệt, còn con lại thường  lơ là mất cảnh giác. Xin Chúa luôn ở kề bên con mỗi khi con gặp cơn cám dỗ. Xin Chúa nhắc con nhớ rằng: chỉ có Thánh ý Chúa Cha mới là tiêu chuẩn tuyệt đối trong  cuộc đời chúng con. A-men.


 Những cơn cám dỗ mà Đức Giêsu chịu là tiêu biểu cho những cám dỗ   mà chính ai cũng có thể gặp. Cho nên cách Ngài chiến đấu với chúng và chiến thắng chúng cũng là gương mẫu cho mọi người noi theo.
Thật tốt nếu ta vui vẻ để "Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa ". Đó là cơ hội sống động cho ta khám phá hoặc tái khám phá ra những cạm bẫy thường xuyên giăng dưới bước chân mà Đức Kitô đã gặp, cũng là những cạm bẫy trải dài suốt hành trình lịch sử đời ta... Ta hãy học cách vạch trần những cơn cám dỗ để khỏi bị lệch hướng xa đường giao ước, xa sứ mạng của mình.
Những cạm bẫy của Thần Dữ tỏa ra hào quang duyên dáng và lôi cuốn, mời mọc tinh vi và đáng sợ, cộng với trí thông minh và sự kiên nhẫn của địch thủ.
Đó là cơn cám dỗ dùng Lời Chúa với "mọi loại hình cám dỗ" phục vụ mọi ham thích của ta về của cải, về sự hiểu biết và quyền lực, cuốn ta vào đủ mọi thứ muốn thống trị, lòng ham thích sức mạnh và say mê quyền lực cùng các ngẫu tượng.
Đó là những ham hố quá đáng đi tìm điều lạ lùng, làm lệch hướng những đòi hỏi khẩn cấp của Tin Mừng.
Đó là cầu nguyện sốt sắng bên ngoài để phiền nhiễu Thiên Chúa, mong rút tỉa những Ân thánh nhằm tránh khỏi những thử thách, khổ đau.
Làm cách nào trả lời 3 cuộc cám dỗ tiêu biểu nếu không phải là 3 câu trả lời bằng ăn chay, cầu nguyện và chia sẻ. Gặp gỡ Chúa để Lời chân lý và sự sống đổ đầy vào trái tim ta đồng thời khởi đi từ môi miệng ta. Giúp ta khước từ những phồn vinh muốn chôn vùi ta để khám phá tình liên đới, tình yêu thương hầu làm phát sinh và nuôi dường lòng quảng đại huynh đệ với hết mọi mọi người không phân biệt.
Cơn thử thách nào lớn nhất đối với tôi? Tôi chiến thắng! hay chiến bại? Tôi có nghĩ là đôi khi Chúa dùng cơn cám dỗ để thử xem tôi có thật lòng tin theo Chúa không? Làm sao tôi có thể chiến thắng? Bản thân Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách. Còn tôi, tôi có dám can đảm dựa vào Người để vượt qua những thử thách đang khỏa lấp tấm thân tôi hay là tôi cứ muốn chiều theo sở thích ham muốn tôn thờ những thứ khác thay chỗ Thiên Chúa, như tiền bạc, thú vui, danh vọng v.v. vì ham muốn của chúng chính là ham muốn cấp thiết của chính bản thân tôi bây giờ. Thay vì tìm, biết và vâng theo ý Chúa, chúng ta lại thường buộc Chúa phải làm theo ý mình, và khi đòi không được như thế thì giận hờn Thiên Chúa.
Ma quỉ muốn sát hại, tàn bạo, ích kỷ và ghen ghét. Chúa Kitô muốn sự sống, nhân từ, quảng đại và yêu thương. Bạn tôn kính ai ? Người lành hay kẻ dữ ? Thiên Chúa hay satan ?-*
Lạy Chúa, chúng con sẽ trưởng thành hơn sau mỗi lần chiến thắng, sẽ kinh nghiệm nhiều hơn sau mỗi cơn thử thách. Nhưng xin Chúa đừng để chúng con thất vọng sau mỗi lần vấp ng, đừng bao giờ để chúng con bỏ cuộc sau những lần thất bại.
Xin cho chng con luơn tin tưởng chỗi dậy tiếp tục chiến đấu cho dù phải hy minh mạng sống, vì chính Cha Gisu đ sẵn lịng chịu chết để trung tín với Chúa Cha.
Xin ban thêm sức mạnh để chúng con chiến thắng các cơn cám dỗ nhờ ăn chay và cầu nguyện.
Lạy Chúa Giê-su, Chúa biết rõ con chỉ là những thụ tạo mỏng giòn, lại phải sống lăn lộn giữa bao cạm bẫy của Xa-tan. Ma quỷ thì tinh ranh xảo quyệt, còn con lại thường lơ là mất cảnh giác. Xin Chúa luôn ở kề bên con mỗi khi con gặp cơn cám dỗ. Xin Chúa nhắc con nhớ rằng: chỉ có Thánh ý Chúa Cha mới là tiêu chuẩn tuyệt đối trong cuộc đời chúng con. A-men.

dâng của lễ



















http://rfivietnam.blogspot.com/

Mọi người vào nghe nhé

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Tin Mừng


 Khi ấy, Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, liền rời vùng sông Giođan và được Thánh Thần                   đưa vào hoang địa  ở đó suốt bốn mươi ngày, và chịu ma quỷ cám dỗ. Trong những ngày ấy, Người không ăn gì và sau thời gian đó, Người đói. Vì thế, ma quỷ đến thưa Người: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy truyền cho đá này biến thành bánh đi". Chúa Giêsu đáp: "Có lời chép rằng: Người ta không phải chỉ sống bằng cơm bánh, mà còn bằng lời Chúa nữa". Rồi ma quỷ lại đem Người lên cao hơn cho xem ngay một lúc tất cả các nước thiên hạ và nói với Người rằng: "Tôi sẽ cho ông hết thảy quyền hành và vinh quang của các nước này, vì tất cả đó là của tôi và tôi muốn cho ai tuỳ ý. Vậy nếu ông sấp mình thờ lạy tôi, thì mọi sự ấy sẽ thuộc về ông!" Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: "Có lời chép rằng: Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng thờ một mình Người thôi". Rồi ma quỷ lại đưa Người lên Giêrusalem, để Người trên góc tường cao đền thờ và bảo rằng: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy gieo mình xuống, vì có lời chép rằng: "Chúa sẽ truyền cho Thiên Thần gìn giữ ông!" Và còn thêm rằng: "Các vị đó sẽ giơ tay nâng đỡ ông khỏi vấp phải đá". Chúa Giêsu đáp lại: "Có lời chép rằng: Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi!" Sau khi làm đủ cách cám dỗ, ma quỷ rút lui để chờ dịp khác. (Lc 4, 1-13).