Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Trang giúp bạn thêm các mục như liên hệ, đăng ký hay hướng dẫn... giúp cho độc giả dễ ràng tiếp cận với các dịch vụ trên blog bạn hơn. Hôm nay namkna sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo trang thông thường cho blog của bạn, tức là 20 trang dầu do blog cúng cấp. nếu hốn hơn thì bạn tham khảo bài viết khác Tại đây.

Nhãn: ,

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN NĂM B




Gn 3,1-5.10; 1Cr 7,29-31; Mc 1,14-20
CHỦ ĐỀ:
ĐƯỢC Kêu gọi CỘNG TÁC
VÀO SỨ VỤ LOAN BÁO TIN MỪNG
"Hãy đi theo tôi, Toi se làm cho các anh thành those kẻ lưới người" ( Mc 1,17).
I. CÁC BÀI ĐỌC
 In the beginning of the week Mùa Thường niên, the bài đọc phụng vụ gợi to giai đoạn khởi đầu sứ vụ Đức Giêsu of and also nối associated with ơn gọi of each Kito hữu. Trong Chúa Nhật II tuần trước of bài đọc phụng vụ have mentioned ơn gọi Kito hữu qua hình ảnh of the following con người already have bước chuẩn bị nào which in việc đi tìm gặp Chúa like Samuel within Đền Thánh hay 2 môn đệ đầu have tiên đi theo ông Gioan "tầm sư học đạo". Các bài đọc hôm nay đề cập cách thế khác of ơn gọi người môn đệ, also Kito hữu, which is Chúa chủ động gọi to them cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa like trường hợp sai ông Giôna đi thi hành nhiệm vụ ngôn sứ or Đức Giêsu thà bắt đầu sứ vụ công khai, already gọi 4 môn đệ đầu tiên on Hồ Văn đang làm công việc thường nhật. This cho be found tính cấp bách of việc báo Tin Mừng cho vay and Chúa cần con người cộng tác vào sứ vụ then.
Đọc thêm »

Nhãn: , ,

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Đức Thánh Cha Phanxicô vinh thăng Hồng Y

Đức Thánh Cha phanxico vinh thăng Hồng Y cho Đức Tổng Giám Mục Hà Nội
Đặng Tự Do 2015/01/04

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 04 tháng Giêng, Đức Thánh Cha phanxico have công bố name of mười lăm Tổng Giám Mục and Giám Mục is which vị which would Ngãi trao mũ đỏ vào ngày 14 tháng năm 2015.
Đọc thêm »

Nhãn: , ,

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Nhân Dịp Giỗ 100 ngày của Cha Già Phao-lô Maria Bùi Văn Huyên


Một chút suy tư từ di chúc of linh mục phaolo Maria Bùi Văn Huyên

Đọc thêm »

Nhãn: ,

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM B




2Sm 7, 1-5.8b-12.14a.16; Rm 16, 25-27;Lc 1, 26-38
SẴN SÀNG CHÀO ĐÓN CHÚA
“Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa […].
Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”
(Lc 1, 35.37)


I. CÁC BÀI ĐỌC

1. Bài đọc 1: 2Sm 7, 1-5.8b-12.14a.16
Vua Đavíd được kể là người tôi tớ của Thiên Chúa (x. c5). Không thể nào có cảnh tôi tớ được ở trong nhà bằng gỗ bá hương, còn Hòm Bia Thiên Chúa, là dấu chỉ Thiên Chúa hiện diện với Dân Người, lại ở trong lều vải. Sự khác biệt giữa lều vải và nhà bằng gỗ bá hương là rất lớn. Vua Đavíd đã nghiệm thấy điều ấy, và vua không thể để tình trạng này tiếp diễn, khi Thiên Chúa đã cho vua được yên cửa yên nhà, và thảnh thơi tư bề (x. c1). Cần phải có một ngôi nhà (Đền Thờ) thật xứng đáng cho Chúa ngự. Nếu tôi tớ được ở trong nhà bằng gỗ bá hương, thì Thiên Chúa lại càng phải được ngự ở nơi cao sang hơn nữa.
Ngôn sứ Natan đã ủng hộ ý định của vua Đavid (x. c3). Nhưng Thiên Chúa, sau khi đọc được ý định tốt đẹp của vua Đavid, lại có kế hoạch khác. Qua ngôn sứ Natan, Thiên Chúa cho vua Đavid biết thánh ý của Người: không phải vua Đavid sẽ mang lại vinh quang và danh dự cho Thiên Chúa, khi vua định xây một Đền Thờ xứng đáng làm nơi Người ngự; nhưng chính Thiên Chúa sẽ mang lại vinh quang cho dòng dõi vua khi Người hứa lập “một nhà” cho vua Đavid (x. c11). Làm như vậy, Thiên Chúa thể hiện quyền năng tuyệt đối của mình. Trong câu chuyện này, Thiên Chúa sẽ là người đi bước trước. Có gì Người muốn mà Người lại chẳng thực hiện được.
Ôn cố tri tân! Thiên Chúa khiến nhà vua nhớ đến những điều lạ thường Người đã làm cho vua và cho dân Israel. Quả thật, từ một kẻ chăn chiên, Đavid trở thành thủ lãnh dân Israel. Có Thiên Chúa ở bên, vua Đavid thắng mọi quân thù. Vua được kể vào số những bậc vĩ nhân. Qua vương triều Đavid, dân Israel được sống trong cảnh thanh bình (x. cc8-10). Ôn lại những điều lạ lùng ấy, Đavid như được tiếp thêm sức để đặt trọn niềm tin vào lời hứa của Thiên Chúa, vốn được kể là một Giao Ước Thiên Chúa ký kết với nhà Đavid: “Nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ tồn tại mãi mãi trước mặt Ta; ngai vàng của ngươi sẽ vững bền mãi mãi” (c16).
Giao Ước mà Thiên Chúa ký kết với nhà Đavid hàm chứa nhân tố vượt quá phạm vi không gian và thời gian. Những cụm từ như “tồn tại mãi mãi” và “vững bền mãi mãi” thực sự hướng lòng người nghe đến với Đấng Emmanuel, mang tước hiệu “Con Vua Đavid” sau này trong Tân Ước, Đấng sẽ thiết lập vương quyền trường cửu của Người trên muôn dân nước, vì Người là Con Thiên Chúa.

2. Bài đọc 2: Rm 16, 25-27
Đây là bài Vinh Tụng Ca được thánh Phaolô dùng để kết thúc bức thư ngài gửi cho tín hữu Rôma. Qua ba câu cuối cùng này của bức thư, thánh Phaolô trào dâng lời chúc tụng Thiên Chúa, vì Người là Thiên Chúa quyền năng (x. c25), vì Người là Đấng khôn ngoan thượng trí (x. c27).
Thiên Chúa là Đấng quyền năng vì Người đã làm cho các tín hữu Rôma được vững mạnh bước theo Tin Mừng mà thánh Phaolô loan báo, khi ngài rao giảng về Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí, vì qua các ngôn sứ, nhất là qua Con yêu dấu của Người là Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã mặc khải cho muôn dân biết Mầu Nhiệm Cứu Độ của Người. Mục đích để họ tin mà vâng phục Người (x. c26).
Qua Đức Giêsu Kitô, chúng ta được hiệp phần kính dâng Thiên Chúa mọi vinh quang đến muôn thuở muôn đời (x. c27).

3. Bài Tin Mừng: Lc 1, 26-38
Có thể nhìn biến cố Truyền Tin dưới nhiều góc độ khác nhau. Khi trình thuật Truyền Tin đi liền với bài đọc một và bài đọc hai như được trình bày trên đây, một yếu tố quan trọng nổi lên tạo nên điểm nhấn của đoạn Tin Mừng. Có thể nói bài Tin Mừng muốn làm nổi bật chủ đề này: Nơi hài nhi Giêsu được hứa ban, Thiên Chúa thể hiện quyền năng yêu thương của Người cho nhân loại.
Một trẻ nam được Đức Trinh Nữ Maria sinh ra. Người được đặt tên là Giêsu. Trong tương quan với Thiên Chúa, Người “sẽ nên cao trọng” (c32), là “Đấng Thánh” (c35), và được gọi là Con Đấng Tối Cao” (c32), là “Con Thiên Chúa” (c35).
Trong tương quan với dân tộc Israel, Người sẽ thừa hưởng và hiện thực hóa Giao Ước Thiên Chúa ký kết với nhà Đavid: “Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavid, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacob đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận” (cc32-33).
Vương triều của Đấng Thánh, Con Thiên Chúa, sẽ vượt quá phạm vi không gian và thời gian, để đạt đến tầm mức “đến muôn đời” và “vô cùng vô tận”. Như thế, trước hết triều đại của Người không chỉ giới hạn vào dân tộc Israel mà vươn sang mọi dân mọi nước, đụng chạm đến mọi người thuộc mọi thế hệ, mọi ngôn ngữ, mọi nền văn hóa và tôn giáo. Thật vậy, khi Người bước vào đời sống công khai sau này, ai ai cũng được mời gọi thuộc về Vương Quốc của Người.
Thêm nữa, Vương quyền của Đấng Thánh, Con Thiên Chúa, như được sứ thần Thiên Chúa hứa với Đức Trinh Nữ Maria, sẽ vươn xa khỏi phạm vi “đời này” để đạt đến cảnh giới “trường tồn”. Người sẽ là Vua muôn đời muôn thuở.
Tất cả những điều kỳ điệu và mầu nhiệm này chỉ có thể thực hiện được nhờ quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa, là Đấng “không có gì là không thể làm được” (c37). Nhờ quyền năng tuyệt đối ấy, mà “một hài nhi” được ban tặng cho nhân loại để trở nên Đấng Cứu Độ muôn người. Xin kính dâng Thiên Chúa mọi vinh quang đến muôn thuở muôn đời. Amen. (x. Rm 16,27).

II. GỢI Ý MỤC VỤ
1. Vua Đavid đã tỏ tấm lòng thảo hiếu và tôn kính đối với Thiên Chúa, khi ngài bày tỏ ý định xây dựng Đền Thờ xứng hợp cho Thiên Chúa ngự trị. Còn tôi, trong Mùa Vọng này, tôi có một kế hoạch hay dự án gì để tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa trước biến cố Con Thiên Chúa giáng trần vì tôi?
2. Thiên Chúa không “chịu thua” lòng quảng đại của vua Đavid. Người đi bước trước: chính Người sẽ xây cho vua Đavid “một nhà”. Có bao giờ trong cuộc đời tôi, tôi cũng nghiệm thấy được điều này: Thiên Chúa quảng đại với tôi gấp nhiều lần so với những gì tốt đẹp tôi đã làm cho Người?
3. Lòng tràn ngập niềm yêu mến, thánh Phaolô đã dâng lên Thiên Chúa quyền năng lời tán tạ tri ân vì Người đã làm các tín hữu tại Rôma được vững tin vào Tin Mừng. Như thánh Phaolô, tôi thấy mình cần ca tụng Thiên Chúa vì những điều gì trong Mùa Vọng này?
4. Đấng Thánh mà Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại là Con Đấng Tối Cao, là Con Thiên Chúa, Đấng đã thiết lập triều đại yêu thương vĩnh cửu của Người cho nhân loại. Chuẩn bị mừng kính biến cố Con Thiên Chúa giáng trần, tôi thấy mình được kêu gọi dấn thân thế nào cho Vương Quốc của Người? Tôi đã, đang, và sẽ làm gì cho Vị Vua cao cả này trong đời sống thường ngày của tôi?
5. “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1, 37). Tôi có kinh nghiệm nào về điểm này trong cuộc đời tôi, hay nơi cuộc đời những người thân quen? Điều này gợi lên tôi tâm tình gì?
III. LỜI NGUYỆN CHUNG
Chủ tế: Anh chị em thân mến! Qua phụng vụ Chúa Nhật IV Mùa Vọng hôm nay, Hội Thánh làm nổi bật hình ảnh Đức Maria như là gương mẫu cho tất cả những ai đang khao khát đón nhận Đấng Cứu Thế. Trong tâm tình cảm tạ và với quyết tâm sống theo gương Mẹ, chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện:
1. Thiên thần Gabriel được Chúa sai đến truyền tin cho Đức Maria. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi thành phần trong Hội Thánh, luôn ý thức và tích cực dấn thân trong sứ vụ loan báo Tin Mừng cứu độ cho con người thời đại hôm nay.
2. Triều đại của Đấng Thánh sắp đến sẽ bền vững trường tồn. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi dân tộc trên thế giới biết qui phục vương quyền của Thiên Chúa cùng nỗ lực xây dựng một thế giới hòa bình và chan chứa tình yêu thương huynh đệ.
3. Thiên thần nói với Đức Maria: “không có việc gì mà Chúa không làm được.” Chúng ta cùng cầu nguyện cho những người đang gặp thử thách trong đức tin được thêm niềm hy vọng để luôn tin tưởng vào quyền năng và tình thương của Chúa.
4. Đức Maria thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền.” Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta luôn biết đón nhận và quảng đại cộng tác vào kế hoạch của Thiên Chúa theo gương Mẹ Maria.
Chủ tế: Lạy Chúa, xin thương nhậm lời chúng cầu nguyện và giúp chúng con biết noi gương Mẹ Maria sẵn sàng đón nhận và cộng tác vào công trình cứu độ của Đức Giêsu Kitô, Con Một Chúa. Người hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.

Nhãn: ,

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B




Is 63,16b-17.19b; 64,2b-8; 1Cr 1,3-9; Mc 13,33-37
Chủ đề: TỈNH THỨC CHỜ ĐÓN CHÚA ĐẾN
Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến
(Mc 13,33)


I. CÁC BÀI ĐỌC
Mùa Vọng theo tiếng Latin là “adventus” có nghĩa là “đến” : “Chúa đến”. Để chờ đợi (vọng) Chúa đến, trong mùa này các Kitô hữu sống ba tâm tình: 1) chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng Sinh, kính nhớ Con Thiên Chúa đã đến lần thứ nhất với loài người; 2) hướng lòng trông đợi Chúa Kitô sẽ đến lần thứ hai để phán xét và ân thưởng trong ngày tận thế; giữa hai tâm tình đó, còn có một tâm tình khác 3) sống tốt giây phút hiện tại với thái độ tỉnh thức và sẵn sàng. Các bài đọc Lời Chúa hôm nay thúc đẩy các Kitô hữu sống tốt ba tâm tình Mùa Vọng đã nêu trên.

1. Bài đọc I (Is 63,16b-17.19b; 64,2b-8):
Trong bài đọc I, ngôn sứ Isaia đã tha thiết cầu nguyện xin Đức Chúa đến để cứu Dân Người khỏi tội lỗi, vì tin tưởng vào ân sủng hải hà của Thiên Chúa. Đoạn văn mở và kết thúc bằng cách nại vào tình thương Đức Chúa đã dành cho tổ tiên của Israel trong thời xuất hành, thời mà Đức Chúa đã chọn các chi tộc Israel làm gia nghiệp của riêng Người. Đây vừa là lời khẩn nguyện với Chúa nhưng cũng là lời nhắc nhở Dân về cội nguồn của mình. Trong hoàn cảnh hiện tại, ngôn sứ Isaia thúc giục dân thú nhận tình trạng tội lỗi của họ. Ông nhắc cảnh báo để Dân biết rằng Thiên Chúa đã bỏ rơi họ vì họ đã phạm tội và xa lìa Thiên Chúa. Họ đã trở nên như người nhiễm uế, khác nào chiếc áo dơ, cuộc sống của họ héo tàn như lá úa, và tội ác họ đã phạm tựa cơn gió cuốn họ đi. Chính tội lỗi làm cho dân lạc xa đường lối Thiên Chúa và vì thế Thiên Chúa đã quay mặt với họ bằng việc bắt họ phải đi lưu đày ở Babylon. H thực sự đáng bị Thiên Chúa trừng phạt như thế, nên lúc này họ cần phải thú nhận tội lỗi để dược Chúa đến cứu thoát.
Với đoàn dân từ đất lưu đày hồi hương, Isaia (đệ III) thấy Giêrusalem bị hoang tàn đổ nát, nên ông cầu xin Thiên Chúa “xé trời mà ngự xuống” để cứu Dân. Khi kêu cầu như thế, vị ngôn sứ biết rằng trong thực tế Thiên Chúa đã luôn kêu gọi Dân trở về mà cầu khẩn danh Chúa để được phục hồi nhưng vì h đã không lắng nghe. Nếu Dân biết sống theo thánh ý Thiên Chúa, đặt mình vào bàn tay Chúa như “đất sét trong tay người thợ gốm” thì chắc chắn sẽ được Chúa làm cho họ nên hoàn hảo, nghĩa là được cứu thoát. Đây cũng chính là tâm tình thứ 1 mà Giáo Hội muốn chúng ta sống trong Mùa Vọng: dọn lòng sám hối, ăn năn trở về, xưng thú các tội lỗi của mình để chuẩn bị mừng kỷ niệm biến cố Con Thiên Chúa làm người để cứu thoát chúng ta.

2. Bài đọc II (1Cr 1,3-9):
Ngay trong phần đầu của thư gửi giáo đoàn Côrintô, Thánh Phaolô cổ võ các Kitô hữu trung thành với Đức Giêsu cho đến cùng. Ngài nhấn mạnh rằng nơi Ðức Kitô Giêsu, Thiên Chúa đã ban cho họ ân huệ phong phú về mọi phương diện: nghe lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người, khiến họ không thiếu một ân huệ nào. Tuy nhiên trên thực tế, người Côrintô đã không đáp lại ân huệ đó của Thiên Chúa, khi họ sống chia rẽ, bè phái, kiện tụng, sống theo xác thịt, suy đồi luân lý... Chính vì thế, Thánh Phaolô nhắc họ nhớ lại ân huệ lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho họ và khuyên họ sống xứng đáng hơn với những ân huệ của Thiên Chúa trong khi chờ đợi ngày trở lại của Đức Giêsu Kitô. Nhờ vậy họ sẽ được vững chắc đến cùng, không ai chê trách được điều gì trong Ngày phán xét của Chúa. Đó chính là tâm tình thứ 2 mà Giáo Hội muốn chúng ta sống trong Mùa Vọng: hướng lòng trông đợi Chúa Kitô sẽ đến lần thứ hai để phán xét và ân thưởng trong ngày tận thế, bằng cách rời bỏ lối sống xác thịt theo kiểu người đời mà sống xứng đáng với những ân huệ mà Chúa đã ban cho mỗi người.

 3. Bài Tin Mừng (Mc 13,33-37):
Bài Tin Mừng hôm nay, thuộc phần Bài giảng về thời cách chung trong Mc 13. Đoạn Tin Mừng hôm nay làm nổi bật tinh thần tỉnh thức sẵn sàng chờ đón ngày Chúa đến, vì ngày ấy đến rất bất ngờ, không người nào biết trước được. Trong bài Tin Mừng, hình ảnh ông chủ trẩy phương xa ám chỉ việc Đức Giêsu đã rời thế gian mà đi về với Chúa Cha, và hình ảnh ông chủ trở về ám chỉ việc Đức Giêsu sẽ lại đến trong ngày quang lâm. Giữa hai thời điểm này là quảng thời gian chờ đợi, nhưng cần chờ đợi cách tích cực. Nếu khi ông chủ trẩy phương xa đã để nhà lại, trao cho các đầy tớ mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức, thì họ vừa chờ đợi vừa phải làm trọn công việc bổn phận của mình, trong tinh thần sẵn sàng đón chủ nhà, vì họ không biết khi nào chủ sẽ trở về.
Bài Tin Mừng này được đặt trong bối cảnh của các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, khi họ nghĩ rằng Chúa sẽ đến nay mai. Vì thế, xảy ra hai trường hợp: hoặc là thụ động, không còn thực hiện các nghĩa vụ trần thế nữa mà chỉ chờ Chúa đến; hoặc ngược lại, vì chờ lâu quá nên chán nản và lơ là, không còn sẵn sàng tỉnh thức nữa.
Tin Mừng nhắc lại cho các Kitô hữu tiên khởi và cũng cho mọi người chúng ta hôm nay rằng Chúa sẽ đến nhưng không ai biết được giờ nào. Chính vì thế, cần có một thái độ tích cực trong việc chờ đón này. Đó là sống chủ động, bằng cách vẫn chu toàn các bổn phận của mình, đồng thời phải nghĩ tới yếu tố Chúa đến bất ngờ, để có thái độ và lối sống xứng đáng, trong tư thế sẵn sàng. Đó chính là tâm tình thứ 3 mà Giáo Hội muốn chúng ta thực hiện trong mùa vọng: sống tốt giây phút hiện tại với thái độ canh thức.
           
II. GỢI Ý MỤC VỤ
1. Lạy Đức Chúa,…xin Ngày mau trở lại.  Lời này giúp chúng ta sống tâm tình thứ 1 của Mùa Vọng. Khi dân Israel đang sống trong tình cảnh bi đát của thời lưu đày, và ngay cả khi hồi hương, họ không con gì để bám víu, ngôn sứ  Isaia đã giúp Dân sống tâm tình sám hối, nhìn nhận lỗi lầm của mình để được Chúa thương “xé trời ngự xuống” mà cứu thoát họ. Chúng ta có ý thức rằng để đón mừng Con Thiên Chúa từ trời xuống thế, chúng ta cần phải có thái độ ăn năn, dứt bỏ đường tà, đi theo đường lối Chúa? Chúng ta có sẵn sàng để Chúa tác động, như người thợ gốm uốn nắn cục đất sét để trở nên tác phẩm của ông, nghĩa là để Chúa tác động làm cho chúng ta trở nên người con Chúa hay không?
2. Lời chứng về Ðức Kitô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh em, khiến anh em không thiếu một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Ðức Giêsu Kitô. Lời này giúp chúng ta sống tâm tình thứ 2 của Mùa Vọng. Quả thật, Mùa Vọng là mùa giúp chúng ta hướng về ngày Đức Kitô đến lần thứ hai trong vinh quang để mặc khải vinh quang của Người và làm cho ân huệ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta được viên mãn. Chúng ta đã nhận được ơn huệ phong phú từ Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô nhưng chưa đáp lại ân huệ đó cách xứng đáng, khi còn sống theo xác thịt: sống chia rẽ, bè phái, kiện tụng, suy đồi luân lý... Chúng ta có ý thức rằng chuẩn bị đón Chúa đến trong ngày lễ Giáng Sinh không chỉ bằng những hình thức bên ngoài như những hoạt cảnh công phu, hang đá nguy nga, đèn sao lộng lẫy, cây thông cao vút, quà cáp ngập phòng…, nhưng mà còn và quan trọng hơn là cần chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng để không ai có thể trách cứ chúng ta điều gì trong ngày Ðức Giêsu Kitô quang lâm?
3. Trong Ðức Kitô Giêsu, anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe Lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người.  Trong năm “Tân phúc âm hóa đời sống các giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến” 2015 này, chúng ta có để cho “Lời Chúa mà chúng ta đã được nghe” thấm nhập vào môi trường của các giáo xứ và dòng tu, đến với mọi thành phần trong các giáo xứ và dòng tu? Chúng ta có ý thức rằng mỗi người phải tự canh tân và để cho lời Chúa tác động mình mình trước khi giúp người khác thay đổi và làm cho Tin Mừng bén rễ nơi họ hay không?
4. Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến.Lời này giúp chúng ta sống tâm tình thứ 3 của Mùa Vọng. Như các đầy tớ không biết lúc nào ông chủ đi xa trở về, thì chúng ta cũng không biết khi nào Chúa sẽ lại đến. Do đó, cần có thái độ tích cực là sống chủ động trong trạng thái chuẩn bị sẵn sàng, bằng cách vẫn chu toàn các bổn phận của mình trong cuộc sống hiện tại. Chúng ta có ý thức rằng khi nghĩ về ngày tận thế, cũng như nghĩ về cái chết đến bất ngờ sẽ giúp chúng ta biết cách sống thế nào cho phải lẽ, luôn tỉnh thức và sẵn sàng chứ không ngủ mê trong lối sống xác thịt và tội lỗi, hầu có thể kịp thời ra đón Chúa và được Chúa cho nhập đoàn với Người hay không?

III. LỜI NGUYỆN CHUNG
Chủ tế: Anh chị em thân mến! Giáo Hội cử hành Mùa Vọng hằng năm nhằm nhắc nhở người kitô hữu chúng ta phải luôn có thái độ tỉnh thức và sẵn sàng chào đón Chúa. Trong tâm tình hân hoan chờ mong Chúa đến, chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện:
1. “Ðiều Ta bảo cho các con, thì Ta bảo cho tất cả mọi người là: Hãy tỉnh thức!” Chúng ta cùng cầu nguyện cho các vị chủ chăn trong Hội Thánh luôn nêu cao tinh thần tỉnh thức sẵn sàng, hầu chu toàn tốt đẹp mọi trách vụ đã được Thiên Chúa ủy thác.
2. Ngôn sứ Isaia cầu khẩn: “Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống.” Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhiều người trong thế giới hôm nay đang ngủ quên trong lối sống bon chen hưởng thụ biết nhận ra các nhu cầu tâm linh và khát khao tìm kiếm chân lý.
3. “Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về.” Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi kitô hữu, luôn ý thức chu toàn các bổn phận làm con cái Chúa qua các cử hành phụng vụ, tuân giữ lề luật Chúa và thực thi công bình bác ái.
4. “Trong Đức Giêsu Kitô, anh em được tràn đầy mọi ơn.” Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta trong năm “Tân phúc âm hóa đời sống cộng đoàn” này, không ngừng canh tân đời sống và tích cực góp phần xây dựng cộng đoàn.
Chủ tế: Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng hằng hữu, xin thương nhậm lời chúng con cầu nguyện, và giúp chúng con luôn biết tỉnh thức sống tư cách là con cái Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống hiện tại. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Nhãn: , ,