Đức Hồng y Wuerl mong đợi một giáo hoàng có tầm nhìn tâm linh
Đức Hồng y Wuerl mong đợi một giáo hoàng có tầm nhìn tâm linh
Đức Hồng y Wuerl của Mỹ mong đợi một giáo hoàng có tầm nhìn tâm linh có thể dẫn dắt Giáo hội bước vào thế kỷ 21
Gerard O'connell, Rome
Đức Hồng y Donald Wuerl, 72 tuổi, là tổng giám mục của tổng giáo phận Washington và là một trong 11 hồng y cử tri của Mỹ. Đây là lần đầu tiên ngài tham dự mật tuyển viện và trong cuộc phỏng vấn này ngài nói về những gì ngài cho là thách thức chính đặt ra trước Giáo hội ngày nay và những phẩm chất mà ngài mong đợi nơi người sẽ trở thành tân giáo hoàng.
Đức Bênêđictô XVI từ nhiệm có thay đổi bản chất của chức giáo hoàng không?
Tôi nghĩ việc Đức Thánh cha từ nhiệm có lẽ đã thay đổi cách người ta nhận thức về chức vụ này nhiều hơn là những gì có thể xảy ra trong tương lai. Tôi nghĩ cú sốc ban đầu chỉ là do việc này đã không xảy ra trong 600 năm nay. Tôi nghĩ chuyện đó hiện nay phần nào đã ổn; tình hình đã lắng dịu và người ta đang chấp nhận đây là chuyện có thể xảy ra, đặc biệt là từ khi Đức Thánh cha đưa ra những lý do hợp lý như thế. Rõ ràng là ngài yêu Giáo hội. Ngài phục vụ tốt trong vai trò giáo hoàng và khi ngài nói tôi không có đủ sức lực để làm công việc này tốt theo nhận thức của mình, tôi nghĩ điều đó đã được nhiều người chấp nhận. Thật vậy khi tôi nói chuyện với các linh mục của tôi ở Washington về chuyện này, họ hoàn toàn khâm phục ngài. Nhưng tôi nghĩ cái đã thay đổi đó là nhận thức nơi tín hữu Công giáo hiện nay xem đây không chỉ là điều có thể về mặt lý thuyết mà còn có thể là một thông lệ trong Giáo hội.
Dựa trên khả năng từ nhiệm này, ngài nghĩ nhân tố tuổi tác sẽ quan trọng như thế nào trong mật tuyển viện?
Tôi nghĩ có thể quan trọng hơn sẽ là sự nhận thức về hai vấn đề: nhận thức cho rằng người đó có tầm nhìn dẫn đưa chúng ta vào tương lai và nhận thức thứ hai cho rằng người đó có sức lực để làm việc này. Nhưng tôi không chắc phải nhất thiết nói về thể lực.
Nhưng trở lại tầm nhìn, tôi nghĩ người sẽ đảm nhận chức giáo hoàng hiện nay phải thực hiện tầm nhìn của Chân phước Gioan Phaolô II và của Đức Bênêđictô XVI đó là chúng ta phải chú tâm vào Tân Phúc âm hóa. Việc chúng ta đang chìm ngập trong chủ nghĩa thế tục và lún sâu trong cách nhìn thế giới như thế đã giới hạn tầm nhận thức trong thời gian hiện tại, và chúng ta cần phải trông cậy vào người trẻ cùng đồng hành trong tương lai và mời gọi họ cảm nghiệm Thiên Chúa. Tôi nghĩ đó chắc hẳn là tầm nhìn quan trọng hơn cả của đức tân giáo hoàng. Và tôi nghĩ ngài phải thực hiện, như tôi thường gọi, sứ vụ hiện diện nhưng sứ vụ hiện diện đó ngày nay không đòi hỏi phải du hành như Đức Gioan Phaolô hay ngay cả Đức Bênêđictô. Ngày nay chúng ta sống trong một thế giới thông tin đại chúng, truyền thông ngay lập tức, truyền thông điện tử, và tôi nghĩ Đức Giáo hoàng cần có tầm nhìn để nhận ra đây là cách thi hành Sứ vụ của Thánh Phêrô trên toàn thế giới và sức lực để cống hiến một phần lớn thừa tác vụ của ngài cho sự hiện diện ảo này, hiện diện điện tử. Điều đó sẽ cần sức lực, không nhất thiết phải là thể lực. Vì thế đó sẽ là một số điều tôi hy vọng được nhìn thấy nơi người lãnh đạo Giáo hội sau này.
Luôn có những việc làm thông thường hàng ngày, Đức Giáo hoàng còn phải cai quản Giáo hội nhưng tôi quan tâm đến tầm nhìn tâm linh của ngài về tương lai và kiến thức về cách ngài sẽ dẫn dắt Giáo hội thực hiện Tân Phúc âm hóa nhiều hơn.
Khi tham gia mật tuyển viện, ngài nhận thấy đâu là những thách thức chính mà Giáo hội ngày nay phải đối mặt?
Tôi nghĩ có ba thách thức. Một là nằm ở cấp thuộc giới học viện, giới trí thức, giới ưu tú, và điều đó cần phải đưa vào thảo luận lại – và điều này đã được Đức Bênêđictô làm tốt – tính tương hợp giữa đức tin và lý trí, sự bổ sung lẫn nhau giữa đức tin và lý trí. Hai là về cấp mục vụ, chúng ta phải tiếp tục chú tâm vào nhu cầu, và bằng bất kỳ cách nào, nhu cầu công bố tuyên cáo cơ bản của Phúc âm. Thứ ba là tái xác định cách thực thi Sứ vụ của Thánh Phêrô và tôi nghĩ điều đó sẽ đòi hỏi tập trung nhiều vào truyền thông.
Ngài có thể giải thích thêm một chút về thách thức cuối được không? Ngài đang nói về cách Đức Giáo hoàng liên lạc với các giám mục trên thế giới và cách ngài liên lạc với Giáo triều Rôma phải không?
Tôi nghĩ phần truyền thông có lẽ sẽ bao gồm toàn bộ việc đó. Một trong những điều chúng ta học được trong hai giáo triều qua là Đức Giáo hoàng đang đến với người Công giáo trên toàn thế giới, luôn luôn với giám mục khi ngài có mặt, nhưng hiện nay ngài thực hiện sức vụ của Thánh Phêrô trên toàn cầu và không được trực tiếp dàn xếp như các Đức Giáo hoàng Phaolô VI hay Piô XII đã làm thông qua các tông huấn. Việc đó cần phải tiếp tục theo một cách nào đó nhưng không thể tiếp tục bằng sự hiện diện trực tiếp, mà sẽ phải tiếp tục bằng sự hiện diện điện tử, hiện diện ảo qua tất cả các cách chúng ta có thể giao tiếp hôm nay.
Thế là viếng thăm có lựa chọn chứ không giống viếng thăm chung như Đức Gioan Phaolô II đã làm phải không?
Không, tôi nghĩ các chuyến viếng thăm trực tiếp có thể lựa chọn nhưng tôi lại thấy Đức Giáo hoàng thường xuyên – và đây là điều sẽ đòi hỏi sức lực – thực hiện các băng video quay các sự kiện đặc biệt trên khắp thế giới. Một giáo phận chuẩn bị kỷ niệm 250 năm thành lập, tại sao không thể có một thông điệp ngắn được quay video? Đức Giáo hoàng lúc đó đích thân có mặt tại lễ kỷ niệm mà không cần phải bay đến đó.
Còn về liên lạc với các giám mục, tôi nghĩ chuyện đó diễn ra khá tốt đẹp qua các chuyến hành hương 'ad limina', đặc biệt là khi có cơ hội ngồi chung với Đức Thánh cha. Liên lạc trong bộ máy cai quản Giáo hội ở Rôma này điều đó sẽ đòi hỏi một mức độ cam kết mới.
Nhưng tôi quan tâm nhiều hơn đến yếu tố đầu tiên, hiện diện ảo, hiện diện qua video, hiện diện của Đức Thánh cha qua các thiết bị điện tử sẽ tăng gấp bội. Tôi mong thấy ngài dành một ít thời gian mỗi tuần và có những bài nói chuyện ngắn – chúng ta không nói đến các bài nói chuyện dài nhưng ngay cả bài trình bày dài năm phút cũng có thể được sử dụng tại các sự kiện khác nhau trên khắp thế giới, giúp ngài có mặt thật sự.
Nhiều người nói do vụ Vatileaks và tất cả những chuyện xảy ra ở đây, cần có sự cải tổ thật sự trong Giáo triều Rôma. Ngài có đồng ý với quan điểm đó không?
Tôi không biết hết về tất cả những chuyện đang xảy ra, nhưng theo kinh nghiệm riêng tôi chỉ có thể nói rằng có sự chỉ đạo chính trong cơ quan trung ương là điều rất quan trọng, dù đó là giáo phủ địa phương và tất nhiên là đối với Giáo triều điều hành toàn bộ Giáo hội hoàn vũ, cần phải có một cơ cấu lãnh đạo được xác định rõ ràng.
Quốc tịch quan trọng như thế nào trong việc chọn tân giáo hoàng?
Tôi nghĩ việc đó sẽ không quan trọng bằng tầm nhìn của ngài.
Vậy đối với ngài tầm nhìn tâm linh là phẩm chất số một đối với tân giáo hoàng?
Với tôi đó là nhân tố quan trọng hơn cả. Đức Giáo hoàng này sẽ dẫn dắt chúng ta vào thế kỷ này, công bố sứ mạng tâm linh của Giáo hội, lấy niềm tin nơi Đức Giêsu Kitô làm đường lối xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn như thế nào? Tôi nghĩ đó sẽ là vấn đề quan trọng hơn cả.
Ngài có nghĩ mật tuyển viện sẽ kéo dài không?
Tôi nghĩ phần lớn điều đó sẽ phụ thuộc vào sự thể hiện trong những ngày đầu trong mật tuyển viện.
Tôi đọc các văn bản tài liệu. Tôi cố gắng am hiểu như mọi người. Dường như không có hồng y nào bước vào mật tuyển viện được mọi người nói là ngài rõ ràng sẽ trở thành giáo hoàng. Tất nhiên, họ thường nói ai bước vào trong tư cách giáo hoàng thì đi ra trong tư cách hồng y. Vì thế tôi nghĩ sẽ mất một ít thời gian. Lâu hay mau, tất cả đều nằm trong tay Chúa cả.
Ngài mong muốn mật tuyển viện mở sớm hay muộn?
Tôi rất muốn mật tuyển viện khai mạc trong vòng 5-6 ngày diễn ra Phiên họp chung. Không có tang lễ, không có thời gian để tang, vì thế chúng tôi sẽ ở đây đủ thôi. Tất cả chúng tôi đều muốn trở về giáo phận của mình để cử hành Tuần Thánh.
(Nguồn: Vatican Insider)
Đức Bênêđictô XVI từ nhiệm có thay đổi bản chất của chức giáo hoàng không?
Tôi nghĩ việc Đức Thánh cha từ nhiệm có lẽ đã thay đổi cách người ta nhận thức về chức vụ này nhiều hơn là những gì có thể xảy ra trong tương lai. Tôi nghĩ cú sốc ban đầu chỉ là do việc này đã không xảy ra trong 600 năm nay. Tôi nghĩ chuyện đó hiện nay phần nào đã ổn; tình hình đã lắng dịu và người ta đang chấp nhận đây là chuyện có thể xảy ra, đặc biệt là từ khi Đức Thánh cha đưa ra những lý do hợp lý như thế. Rõ ràng là ngài yêu Giáo hội. Ngài phục vụ tốt trong vai trò giáo hoàng và khi ngài nói tôi không có đủ sức lực để làm công việc này tốt theo nhận thức của mình, tôi nghĩ điều đó đã được nhiều người chấp nhận. Thật vậy khi tôi nói chuyện với các linh mục của tôi ở Washington về chuyện này, họ hoàn toàn khâm phục ngài. Nhưng tôi nghĩ cái đã thay đổi đó là nhận thức nơi tín hữu Công giáo hiện nay xem đây không chỉ là điều có thể về mặt lý thuyết mà còn có thể là một thông lệ trong Giáo hội.
Dựa trên khả năng từ nhiệm này, ngài nghĩ nhân tố tuổi tác sẽ quan trọng như thế nào trong mật tuyển viện?
Tôi nghĩ có thể quan trọng hơn sẽ là sự nhận thức về hai vấn đề: nhận thức cho rằng người đó có tầm nhìn dẫn đưa chúng ta vào tương lai và nhận thức thứ hai cho rằng người đó có sức lực để làm việc này. Nhưng tôi không chắc phải nhất thiết nói về thể lực.
Nhưng trở lại tầm nhìn, tôi nghĩ người sẽ đảm nhận chức giáo hoàng hiện nay phải thực hiện tầm nhìn của Chân phước Gioan Phaolô II và của Đức Bênêđictô XVI đó là chúng ta phải chú tâm vào Tân Phúc âm hóa. Việc chúng ta đang chìm ngập trong chủ nghĩa thế tục và lún sâu trong cách nhìn thế giới như thế đã giới hạn tầm nhận thức trong thời gian hiện tại, và chúng ta cần phải trông cậy vào người trẻ cùng đồng hành trong tương lai và mời gọi họ cảm nghiệm Thiên Chúa. Tôi nghĩ đó chắc hẳn là tầm nhìn quan trọng hơn cả của đức tân giáo hoàng. Và tôi nghĩ ngài phải thực hiện, như tôi thường gọi, sứ vụ hiện diện nhưng sứ vụ hiện diện đó ngày nay không đòi hỏi phải du hành như Đức Gioan Phaolô hay ngay cả Đức Bênêđictô. Ngày nay chúng ta sống trong một thế giới thông tin đại chúng, truyền thông ngay lập tức, truyền thông điện tử, và tôi nghĩ Đức Giáo hoàng cần có tầm nhìn để nhận ra đây là cách thi hành Sứ vụ của Thánh Phêrô trên toàn thế giới và sức lực để cống hiến một phần lớn thừa tác vụ của ngài cho sự hiện diện ảo này, hiện diện điện tử. Điều đó sẽ cần sức lực, không nhất thiết phải là thể lực. Vì thế đó sẽ là một số điều tôi hy vọng được nhìn thấy nơi người lãnh đạo Giáo hội sau này.
Luôn có những việc làm thông thường hàng ngày, Đức Giáo hoàng còn phải cai quản Giáo hội nhưng tôi quan tâm đến tầm nhìn tâm linh của ngài về tương lai và kiến thức về cách ngài sẽ dẫn dắt Giáo hội thực hiện Tân Phúc âm hóa nhiều hơn.
Khi tham gia mật tuyển viện, ngài nhận thấy đâu là những thách thức chính mà Giáo hội ngày nay phải đối mặt?
Tôi nghĩ có ba thách thức. Một là nằm ở cấp thuộc giới học viện, giới trí thức, giới ưu tú, và điều đó cần phải đưa vào thảo luận lại – và điều này đã được Đức Bênêđictô làm tốt – tính tương hợp giữa đức tin và lý trí, sự bổ sung lẫn nhau giữa đức tin và lý trí. Hai là về cấp mục vụ, chúng ta phải tiếp tục chú tâm vào nhu cầu, và bằng bất kỳ cách nào, nhu cầu công bố tuyên cáo cơ bản của Phúc âm. Thứ ba là tái xác định cách thực thi Sứ vụ của Thánh Phêrô và tôi nghĩ điều đó sẽ đòi hỏi tập trung nhiều vào truyền thông.
Ngài có thể giải thích thêm một chút về thách thức cuối được không? Ngài đang nói về cách Đức Giáo hoàng liên lạc với các giám mục trên thế giới và cách ngài liên lạc với Giáo triều Rôma phải không?
Tôi nghĩ phần truyền thông có lẽ sẽ bao gồm toàn bộ việc đó. Một trong những điều chúng ta học được trong hai giáo triều qua là Đức Giáo hoàng đang đến với người Công giáo trên toàn thế giới, luôn luôn với giám mục khi ngài có mặt, nhưng hiện nay ngài thực hiện sức vụ của Thánh Phêrô trên toàn cầu và không được trực tiếp dàn xếp như các Đức Giáo hoàng Phaolô VI hay Piô XII đã làm thông qua các tông huấn. Việc đó cần phải tiếp tục theo một cách nào đó nhưng không thể tiếp tục bằng sự hiện diện trực tiếp, mà sẽ phải tiếp tục bằng sự hiện diện điện tử, hiện diện ảo qua tất cả các cách chúng ta có thể giao tiếp hôm nay.
Thế là viếng thăm có lựa chọn chứ không giống viếng thăm chung như Đức Gioan Phaolô II đã làm phải không?
Không, tôi nghĩ các chuyến viếng thăm trực tiếp có thể lựa chọn nhưng tôi lại thấy Đức Giáo hoàng thường xuyên – và đây là điều sẽ đòi hỏi sức lực – thực hiện các băng video quay các sự kiện đặc biệt trên khắp thế giới. Một giáo phận chuẩn bị kỷ niệm 250 năm thành lập, tại sao không thể có một thông điệp ngắn được quay video? Đức Giáo hoàng lúc đó đích thân có mặt tại lễ kỷ niệm mà không cần phải bay đến đó.
Còn về liên lạc với các giám mục, tôi nghĩ chuyện đó diễn ra khá tốt đẹp qua các chuyến hành hương 'ad limina', đặc biệt là khi có cơ hội ngồi chung với Đức Thánh cha. Liên lạc trong bộ máy cai quản Giáo hội ở Rôma này điều đó sẽ đòi hỏi một mức độ cam kết mới.
Nhưng tôi quan tâm nhiều hơn đến yếu tố đầu tiên, hiện diện ảo, hiện diện qua video, hiện diện của Đức Thánh cha qua các thiết bị điện tử sẽ tăng gấp bội. Tôi mong thấy ngài dành một ít thời gian mỗi tuần và có những bài nói chuyện ngắn – chúng ta không nói đến các bài nói chuyện dài nhưng ngay cả bài trình bày dài năm phút cũng có thể được sử dụng tại các sự kiện khác nhau trên khắp thế giới, giúp ngài có mặt thật sự.
Nhiều người nói do vụ Vatileaks và tất cả những chuyện xảy ra ở đây, cần có sự cải tổ thật sự trong Giáo triều Rôma. Ngài có đồng ý với quan điểm đó không?
Tôi không biết hết về tất cả những chuyện đang xảy ra, nhưng theo kinh nghiệm riêng tôi chỉ có thể nói rằng có sự chỉ đạo chính trong cơ quan trung ương là điều rất quan trọng, dù đó là giáo phủ địa phương và tất nhiên là đối với Giáo triều điều hành toàn bộ Giáo hội hoàn vũ, cần phải có một cơ cấu lãnh đạo được xác định rõ ràng.
Quốc tịch quan trọng như thế nào trong việc chọn tân giáo hoàng?
Tôi nghĩ việc đó sẽ không quan trọng bằng tầm nhìn của ngài.
Vậy đối với ngài tầm nhìn tâm linh là phẩm chất số một đối với tân giáo hoàng?
Với tôi đó là nhân tố quan trọng hơn cả. Đức Giáo hoàng này sẽ dẫn dắt chúng ta vào thế kỷ này, công bố sứ mạng tâm linh của Giáo hội, lấy niềm tin nơi Đức Giêsu Kitô làm đường lối xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn như thế nào? Tôi nghĩ đó sẽ là vấn đề quan trọng hơn cả.
Ngài có nghĩ mật tuyển viện sẽ kéo dài không?
Tôi nghĩ phần lớn điều đó sẽ phụ thuộc vào sự thể hiện trong những ngày đầu trong mật tuyển viện.
Tôi đọc các văn bản tài liệu. Tôi cố gắng am hiểu như mọi người. Dường như không có hồng y nào bước vào mật tuyển viện được mọi người nói là ngài rõ ràng sẽ trở thành giáo hoàng. Tất nhiên, họ thường nói ai bước vào trong tư cách giáo hoàng thì đi ra trong tư cách hồng y. Vì thế tôi nghĩ sẽ mất một ít thời gian. Lâu hay mau, tất cả đều nằm trong tay Chúa cả.
Ngài mong muốn mật tuyển viện mở sớm hay muộn?
Tôi rất muốn mật tuyển viện khai mạc trong vòng 5-6 ngày diễn ra Phiên họp chung. Không có tang lễ, không có thời gian để tang, vì thế chúng tôi sẽ ở đây đủ thôi. Tất cả chúng tôi đều muốn trở về giáo phận của mình để cử hành Tuần Thánh.
(Nguồn: Vatican Insider)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ