Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Một bạn trẻ Công giáo biến internet thành công cụ vận động quyên góp

Một bạn trẻ Công giáo biến internet thành công cụ vận động quyên góp

Những người hâm mộ Facebook giúp tài trợ xây dựng và trùng tu nhà thờ

February 1, 2013 
Ryan Dagur từ Jakarta Indonesia 
Một bạn trẻ Công giáo biến internet thành công cụ vận động quyên góp thumbnail
Albertus Gregory, 22 tuổi, dùng Facebook quyên tiền xây nhà thờ ở giáo xứ nghèo

Năm 2010, Albertus Gregory đi xe máy hàng giờ từ Jakarta đến nhà thờ ở làng Sorkam, Bắc Sumatra.
"Nhà thờ không có mái che và nền bêtông, tường làm bằng ván gỗ" - anh kể lại.
Anh cảm động khi thấy có 200 giáo dân thường xuyên đọc kinh cầu nguyện tại nhà thờ, mặc dù nhà thờ tồi tàn.
"Tôi thấy nó giống chuồng ngựa hơn nhưng người ta vẫn cầu nguyện ở đó" - anh nói.
Gregory trở về nhà ở Jakarta, cứ suy nghĩ về những gì mình chứng kiến trong làng này và tìm cách giúp những người Công giáo đó.
Hai tháng sau, khi anh được yêu cầu làm quản lý trang Facebook của Gereja Katolik (Giáo hội Công giáo) anh thấy mình có cơ hội làm gì đó cho nhà thờ này.
Trang Facebook được thành lập năm 2008 và có khoảng 270.000 người hâm mộ khi anh tham gia. Trang này do 12 người đồng quản lý trong đó có hai linh mục, với mục tiêu củng cố đức tin cho người dân và kêu gọi họ hành động.
Gregory, 22 tuổi, bắt đầu nói chuyện với các nhà quản lý khác về việc dùng trang này để vận động quyên góp quỹ, nhưng các đồng nghiệp của anh lo xảy ra khả năng lừa gạt.
Nhưng vào tháng 2-2011, linh mục dòng Cát Minh Antonius Manik phục vụ tại giáo xứ Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu ở Sidikalang, Bắc Sumatra, kêu gọi Gregory giúp đỡ trong dự án quyên góp của nhà thờ.
"Tôi lặng lẽ phát hành yêu cầu của vị linh mục trên trang Facebook mà không xin phép các nhà quản lý khác" - Gregory kể, khi đó anh đang học quản lý công chúng tại đại học Indonesia.
Chỉ trong hai tháng độc giả góp được 270 triệu rupiah (28.400 Mỹ kim) cho nhà thờ.
"Đây là một sự thành công" - Gregory thừa nhận nhưng quá trình này chưa kết thúc.
Trong các cuộc vận động khác, những người quyên góp than phiền thiếu minh bạch trong các báo cáo. Để xử lý chuyện này, Gregory dùng tài khoản ngân hàng riêng của mình để chuyển tiền.
"Tôi chuyển tất cả số tiền tôi nhận được cho các ủy ban xây dựng hay sửa chữa nhà thờ", anh nói.
Lúc đầu, những người đóng góp không tin anh nhưng qua một thời gian hệ thống này có hiệu quả, anh kể.
Raquel Eugina, nhà hảo tâm 32 tuổi ở Surabaya, Đông Java, không một chút nghi ngờ.
"Tôi muốn người Công giáo có nhà thờ đàng hoàng cho Chúa ngự. Khi có nhà thờ đàng hoàng người Công giáo có thể nghiêm trang cầu nguyện - chị nói - Khi cho thì có niềm vui rất lớn mà đồng tiền vốn không thể mua được".
Hiện nay Gregory đang xin tiền sửa chữa nhà thờ Thánh Phêrô Lahurus ở quận Belu, Đông Nusa Tenggara, công trình này trị giá 1,2 tỷ rupiah.
Linh mục quản xứ nhà thờ Kristoforus Oki cho biết giáo dân mà đa số là nông dân không thể tự tài trợ cho dự án.
Giáo xứ có 1.400 gia đình và mỗi gia đình được vận động đóng góp 200.000 rupiah (20 Mỹ kim) để sửa chữa nhà thờ, nhưng bấy nhiêu cũng khó rồi. "Chúng tôi đã quyên góp được 300 triệu rupiah từ năm 2010. Chúng tôi không thể bắt họ đóng góp nhanh được”, vị linh mục nói.
Từ khi Gregory bắt đầu vận động quyên góp, đã có 21 nhà thờ được xây dựng hay sửa chữa thông qua các cuộc vận động quyên góp trên Facebook của anh; hơn 2,5 triệu rupiah được quyên góp từ hơn 2.000 nhà hảo tâm.
"Tôi chỉ tài trợ cho các nhà thờ nằm ở vùng xa có nhiều người Công giáo nghèo" - Gregory, giáo dân nhà thờ chính tòa Mông Triệu ở Jakarta, nói.
"Người Công giáo chúng ta dù giàu hay nghèo đều bình đẳng trước mặt Thiên Chúa. Chúa thực hiện qua Facebook. Anh ấy biến một việc ảo thành thật. Đây là tiếng Chúa gọi tôi", ông phát biểu.
(Nguồn UCAN Vietnam)

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ